LA CÀ QUÁN - HẢI SẢN TRƯỜNG SA
Cơ sở 1: 107 - C8 Ngõ 12 Núi Trúc - Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội
Cơ sở 2: Số 3 ngách 2 ngõ 294 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội ( Đằng sau ĐSQ Thụy Điển)
Liên hệ: Ms. Hường - 0912 117 904
Hotline: 090 426 8686
Trưa: 9h - 15h - Tối: 17h - 23h
Trên mặt biển TRƯỜNG SA, khi mọi người đi tàu qua có lúc sẽ đột nhiên nhìn thấy một đàn cá ánh bạc phóng lên từ biển. Chúng có hàng trăm con tập trung lại có thể phóng lên không trung cách mặt nước vài mét rồi bay xa vài chục mét, thậm chí trên trăm mét. Loài cá biết bay này được gọi là cá chuồn, vì sao cá chuồn biết bay? Cá chuồn có một cơ thể rất rắn chắc, vây ngực rất dài, lại nằm sát vào 2 bên mình, vây đuôi ở dưới dài hơn ở trên, kết cấu này của vây giúp cá chuồn có đủ các điều kiện để bay. Trước khi cá chuồn bay lên, đầu tiên là quẫy vây ngực, đuôi quạt mạnh sang 2 bên, nâng tốc độ bơi lên nhanh nhất. Sau đó dựa theo lực nâng do vây ngực tạo ra và lực đẩy về phía trước do vây đuôi tạo ra phóng lên khỏi mặt nước. Khi cá chuồn vọt mạnh khỏi mặt nước, cặp vây trước to rộng của nó xòe ra như cách chim, tạo ra lực nâng nâng nó lên khỏi mặt nước và tạo đà bay xa một chút. Về thực chất thì cá chuồn không thể bay được, đó chỉ là lượn thôi :))
“Ai về nhắn với nậu nguồn
Mít non gửi xuống cá chuồn gửi lên”.
Câu ca dao biểu hiện tình cảm gắn kết của cư dân đôi miền xuôi – ngược và ẩn ý về món ngon cá chuồn nấu với mít non. Và đâu chỉ riêng nấu với mít non, cá chuồn còn được dùng chế biến nhiều món ngon: Cá chuồn nấu canh chua, nấu canh bầu, chiên, kho… nhất là món cá chuồn nướng.