Các món đặc biệt

Cồi Điếu ( Hàu Điếu )

Hãy gọi chúng tôi để được tư vấn miễn phí
090 426 8686
lacaquantruongsa@gmail.com

LA CÀ QUÁN - HẢI SẢN TRƯỜNG SA
Cơ sở 1: 107 - C8 Ngõ 12 Núi Trúc - Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội
Cơ sở 2: Số 3 ngách 2 ngõ 294 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội ( Đằng sau ĐSQ Thụy Điển)
Liên hệ: Ms. Hường - 0912 117 904
Hotline: 090 426 8686
Trưa: 9h - 15h - Tối: 17h - 23h

 

So với hàu, độ ngọt cồi điếu xứng hàng á hậu. Tuy nhiên, thịt của giống ốc mang hình chiếc tẩu hút thuốc này giòn gấp đôi hàu, lại không tanh.

        Khoảng sáu tháng nay, làng hải sản miền Trung kết nạp thêm một thành viên mới: cồi điếu. Ở Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cồi điếu khá nhiều, nhưng chất lượng không bì được so với đồng loại ở Nha Trang.

Công đầu thuộc về người Nhật?

          Một số thương lái hải sản miền Trung cho rằng những du khách người Nhật đã có công trọng dụng cồi điếu đầu tiên ở nước ta. Khoảng mười năm trước, khi đi tắm biển Nha Trang, họ đã thuê một số ngư dân bắt những con ốc “lạ lẫm” này lên, tự tay vắt chanh vào rồi chấm ít mù tạt ăn sống ngon lành. Trước đó, dân bản địa cũng biết giống ốc này nhưng họ xem thường nó và cũng không... dám ăn.

          Được biết, ở Nha Trang,  giống ốc này sống ở độ sâu khoảng 15-20m. Chúng thường nấp vào những rạn, gành đá. Thế nên, việc bắt chúng rất vất vả. Để sinh tồn, những con ốc này điều tiết màu vỏ của nó khá giống với màu của đá, cát nơi chúng ẩn nấp. Thêm những lớp rong rêu cộng sinh trên mình cồi điếu, khiến nó khá giống những que san hô chết. Khi phát hiện ra nó, người thợ phải dùng dụng cụ chuyên dụng hì hục đục từng tảng đá nhỏ, rồi vác lên, lại đập đá tiếp mới thu được ốc.

 


        Và phần giá trị nhất của giống ốc này giống như điếu cày nằm ở đoạn thân đầu. Tuy nhiên, khi ăn, thợ bếp sẽ bỏ đi phần “tim” nằm ở giữa, nó tựa “sợi chỉ đen” dọc thân tôm nhưng lớn hơn. “Tim” ốc "điếu cày" có vị đắng và có thể gây “phiền” với những người bị tiền sử về dạ dày hoặc yếu đường ruột. Phần đầu ốc trắng hồng và phớt đen nơi đầu lưỡi.

Ngon đến mềm lòng

            Vì cùng họ hải sản, thợ nấu có thể chế cồi điếu thành nhiều món ngon: xào, hấp, nấu cháo... Song tuyệt chiêu nhất vẫn là ăn sống và nhúng lẩu.

            Vai chính trong món ăn sống là nước sốt. Nước sốt pha đúng điệu sẽ có màu nâu hồng, thơm nhẹ, dạng sền sệt, có một chút cay nồng, chua chua, ngòn ngọt, mằn mặn. Rau ăn kèm giàu tinh dầu, đa phần có hương vị nồng cay vừa phải, giúp trợ tiêu hay tăng mùi thơm như: cải bẹ xanh, gừng xắt sợi, tía tô thái mỏng... Và để cho “chắc ăn” hơn, người ta sẽ lăn cồi điếu vào chén nước cốt chanh cho chín tái, rồi gắp mỗi thứ một ít vào lá cải bẹ xanh, cuốn khẽ khàng. Sau đó chấm nhanh vào chén nước sốt đang rạo rực đợi chờ, nhai chầm chậm để lắng nghe những âm giai rào rạo nhưng mềm dẻo của thịt cồi điếu, cùng sự thăng hoa của nước sốt khi gặp đạm tươi tạo nên hương vị nồng nồng mà hậu ngọt thanh mát, phảng phất mùi thơm dễ chịu của gừng, tía tô... Món này dùng nhâm nhi thì rất mau mềm môi và nặng lòng, nếu quá mê mồi.

          Món kế tiếp, cũng từ cồi điếu, từng làm không ít dân sành ăn hải sản ở TP.HCM mê say. Đó là lẩu nhúng cồi điếu. Nước lẩu ít, độ hơn một chén cho khoảng 100g thịt cồi. Bởi công năng của nước lẩu chỉ để nhúng và húp nhỏ nhẹ chứ không phải để chan. Khi nước nồi lẩu sôi liu riu, cũng là lúc tinh dầu sả, ngò rí... dạo chơi và khuyến dụ khứu giác thực khách.

         Bắt tín hiệu, tuyến nước bọt hoạt động thật nhiệt tình. Nhìn sang, chén nước mắm gừng ửng hồng ớt giã cũng tỏa hương thơm mời gọi. Gừng phải được giã thật kỹ, để “thịt” gừng tơi ra tựa món chà bông, còn “nước cốt” sẽ giao hòa trọn vẹn vào những giọt nước mắm ngon. Chén nước mắm gừng thật thơm, thanh, có chút mằn mặn của biển cả, chút cay đầm và hỗn của gừng, ớt hiểm phụ trợ. Nói chung, ẩm thực là thời khắc của tự do và thư giãn, nên khách muốn nhúng cồi điếu hơi tái hoặc chín hẳn là tùy thích, rồi cho uống ngập nước mắm gừng. Nhớ cặp thêm vài cọng rau dấp cá, rau răm cho thơm miệng. Thỉnh thoảng lại xì xụp vài muỗng nước lẩu thêm mát lưỡi. Bởi nước lẩu chứa cả đạm thực vật (nước dừa xiêm) và đạm hải sản, thêm tí chua thanh của cơm mẻ đang “chín”.

Đồng thời, nước lẩu cũng chứa một lượng khoáng tố bổ dưỡng. Vậy phải xin thêm nước thôi!

Để trải nghiệm những món ngon vừa kể, bạn có thể ghé lại LA CÀ QUÁN - 107 C8 GIẢNG VÕ - BA ĐÌNH - HÀ NỘI (Đối diện KS Hà Nội)

Kết nối với chúng tôi